Nếu là một người am hiểu lịch sử phát triển của manga Nhật Bản thì ắt
hẳn bạn sẽ biết đến thể loại Gekiga. Đây là dòng manga kịch họa dành cho độc
giả trưởng thành và được xem là tiền thân của seinen ngày nay. Trong đó,
Yoshihiro Tatsumi là một trong những họa sĩ tiên phong, đặt nền móng cho thể
loại Gekiga phá cách những năm 50 của thế kỉ trước. Tháng 3/2015, ông đột ngột
qua đời ở tuổi 79, để lại một gia tài truyện tranh quý báu cho làng manga Nhật
Bản. Bên cạnh đó, bộ tự truyện A Drifting Life và một số câu chuyện nổi bật của
ông đã được đạo diễn Singapo Eric Khoo chuyển thể thành một phim hoạt hình mang
tên ông "Tatsumi". Sau đây hãy cùng TopTenHazy khám phá bộ phim này.
- Tên chính thức: Tatsumi
- Năm phát hành: 2011
- Số tập: 1
- Thời lượng: 95 phút
- Rating: (Anidb) 8.03
Tóm tắt
Dựa vào manga bán tự truyện A Drifting Life, bộ phim kể về tiểu sử 15
năm cuộc đời của danh họa Yoshihiro Tatsumi khi theo đuổi con đường của thần
tượng Osamu Tezuka, đồng thời đi tìm phong cách riêng của mình trong nền công
nghiệp manga. Khéo léo đan cài vào đó là những tác phẩm nổi bật nhất của ông
trong suốt 50 năm sáng tạo và cống hiến cho nghệ thuật. Đó là Hell, Beloved
Monkey, Just a man, Occupied và Good-bye.
Nội dung
Chưng cất từ hơn 800 trang tự truyện, Tatsumi lôi cuốn người xem bằng
lối kể chuyện hết sức cô đọng, phác họa thành công bức chân dung của danh họa.
Bộ phim lựa chọn cách tiếp cận rất độc đáo và sáng tạo, đó là lồng ghép giữa
tiểu sử của Tatsumi và năm manga lớn của ông. Rất thích cái cách dẫn dắt truyện
lồng trong truyện, phải tinh ý một chút khán giả mới có thể nhận ra đoạn nào là
thực tế cuộc đời ông, đoạn nào là tác phẩm hư cấu. Không hề báo trước kiểu
"sau đây xin giới thiệu về manga
Beloved Monkey" mà bộ phim cứ kể một mạch: khi tác giả bắt đầu vẽ,
rồi chuyển qua Beloved Monkey, xong quay trở lại kể tiếp khi tác giả xuất bản manga
đầu tiên, rồi lại chuyển sang truyện Just a man… Nghe có vẻ rất lộn xộn, nhưng
cái hay là mỗi giai đoạn trong cuộc đời Tatsumi lại tương quan kì lạ với bối
cảnh mỗi manga được kể, thành ra không có cảm giác đứt quãng rời rạc.
Lối kể chuyện này tạo ra một ưu thế rất lớn là làm gắn kết cuộc đời và tác phẩm của Tatsumi. Nó không chỉ phản ánh những tâm tư trĩu nặng, những biến động đời sống, nỗi vất vả cay cực trong quá trình đi đến thành công của ông; mà còn bộc lộ rõ nét quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật. Nó mang lại cho người xem sự thấu hiểu về Tatsumi một cách toàn diện ở cả góc độ của một con người bình thường và một nghệ sĩ. Bộ phim không hề có cốt truyện rõ ràng, dường như ném hàng loạt câu chuyện đơn lẻ vào một chỗ. Nhưng cuối cùng nhìn lại, nó đã ghép nên một bức tranh trọn vẹn. Qua đó, Tatsumi hiện lên là một nhà quan sát hết sức tinh nhạy về cuộc sống và con người, một họa sĩ không ngừng trăn trở trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, một tác giả yêu nghề, tâm huyết và rất đáng kính trọng.
Một cái tật của phim tiểu sử danh nhân là thường tâng bốc quá đà, tuy nhiên Tatsumi thì rất khách quan, trung lập, có gì kể nấy. Thế nhưng đằng sau mỗi thước phim được chăm chút tỉ mẩn, người xem vẫn có thể cảm nhận được lòng tôn trọng và yêu mến của đạo diễn đối với vị họa sĩ tài ba. Năm câu chuyện của ông được đạo diễn lựa chọn cẩn thận và sắp xếp theo thứ tự hợp lí theo thời gian. Mỗi câu chuyện lấy một bối cảnh khác nhau, nhưng đều tái hiện rất sắc sảo hiện thực thời đại như một cuốn phim tài liệu lịch sử. Tại đó, Tatsumi nhìn thẳng vào những vấn đề của nước Nhật thời kì hậu chiến, kinh tế suy sụp, chính trị rối ren, xã hội ngột ngạt. Ông không ngần ngại khai thác những đề tài nhạy cảm: tệ nạn, mua dâm, giết chóc, loạn luân… đào sâu đến tận cùng những góc khuất trong đời sống con người thời bấy giờ.
Lối kể chuyện này tạo ra một ưu thế rất lớn là làm gắn kết cuộc đời và tác phẩm của Tatsumi. Nó không chỉ phản ánh những tâm tư trĩu nặng, những biến động đời sống, nỗi vất vả cay cực trong quá trình đi đến thành công của ông; mà còn bộc lộ rõ nét quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật. Nó mang lại cho người xem sự thấu hiểu về Tatsumi một cách toàn diện ở cả góc độ của một con người bình thường và một nghệ sĩ. Bộ phim không hề có cốt truyện rõ ràng, dường như ném hàng loạt câu chuyện đơn lẻ vào một chỗ. Nhưng cuối cùng nhìn lại, nó đã ghép nên một bức tranh trọn vẹn. Qua đó, Tatsumi hiện lên là một nhà quan sát hết sức tinh nhạy về cuộc sống và con người, một họa sĩ không ngừng trăn trở trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, một tác giả yêu nghề, tâm huyết và rất đáng kính trọng.
Một cái tật của phim tiểu sử danh nhân là thường tâng bốc quá đà, tuy nhiên Tatsumi thì rất khách quan, trung lập, có gì kể nấy. Thế nhưng đằng sau mỗi thước phim được chăm chút tỉ mẩn, người xem vẫn có thể cảm nhận được lòng tôn trọng và yêu mến của đạo diễn đối với vị họa sĩ tài ba. Năm câu chuyện của ông được đạo diễn lựa chọn cẩn thận và sắp xếp theo thứ tự hợp lí theo thời gian. Mỗi câu chuyện lấy một bối cảnh khác nhau, nhưng đều tái hiện rất sắc sảo hiện thực thời đại như một cuốn phim tài liệu lịch sử. Tại đó, Tatsumi nhìn thẳng vào những vấn đề của nước Nhật thời kì hậu chiến, kinh tế suy sụp, chính trị rối ren, xã hội ngột ngạt. Ông không ngần ngại khai thác những đề tài nhạy cảm: tệ nạn, mua dâm, giết chóc, loạn luân… đào sâu đến tận cùng những góc khuất trong đời sống con người thời bấy giờ.
- Với Hell, đó là nỗi đau đớn dai dẳng cả đời của một anh phóng viên sau khi tác nghiệp ở Hiroshima. Dưới sức công phá kinh hoàng của bom nguyên tử, thành phố công nghiệp trong phút chốc trở thành một mồ chôn khổng lồ. Người chết không còn lại một mảnh xác. Trên một bức tường chỉ còn vết hằn đen có hình cậu con trai đang bóp vai cho mẹ. Chộp được khoảnh khắc đắt giá này, anh ta trở nên nổi tiếng và giàu có. Bức ảnh được ngợi ca như một biểu tượng đẹp đẽ của hòa bình, nhưng có ai ngờ đằng sau nó là một thực tế tàn nhẫn vô cùng. Hell lôi cuốn người xem ở diễn biến hết sức bất ngờ và bi đát. Lịch sử bị bóp méo, lòng người đứng trước thử thách, một câu chuyện có twist hay như vậy rất thích hợp để mở đầu.
- Beloved Monkey, câu chuyện tiếp theo chính là tác phẩm Tatsumi yêu thích nhất. Nhân vật chính là một anh công nhân nhà máy sống những ngày một mình buồn tẻ, chỉ làm bạn với một chú khỉ. Trong một xã hội người ta chỉ sống trong thế giới riêng của mình, anh ta khao khát sự kết nối. Thế nhưng cuộc đời rất khắc nghiệt, loài người hay loài vật thì đều giống nhau. Cả anh ta và con khỉ đều sẻ chia chung số phận của những kẻ lạc loài trong xã hội, ngoi ngóp tìm sự đồng cảm giữa đồng loại nhưng đáp lại không gì hơn là thực tại phũ phàng. So với các tác phẩm còn lại thì Beloved Monkey hơi áp đặt và cụt lủn, nhưng nó vẫn rất khó quên.
- Just a man, một câu chuyện bi kịch khác của Tatsumi. Nội dung xoay quanh một ông trưởng phòng già chán chường và mệt mỏi với cuộc sống. Ông ta không chấp nhận nghỉ hưu để sống đến hết đời với bà vợ cắm sừng và cô con gái ích kỉ. Để trả thù, ông quyết định ngoại tình. Đây là một câu chuyện hay, được kể một cách trần trụi, xót xa mà không cần những yếu tố bất ngờ hay gây sốc như bốn truyện còn lại. Nó còn có cảnh mình thích nhất trong cả bộ phim: ông trưởng phòng đứng tè lên khẩu pháo "Tao là một thằng bất lực, nhưng mày thì có hơn gì tao, mày chỉ là một đống sắt vụn thôi".
- Tiếp theo Occupied xoáy vào nỗi ám ảnh của một họa sĩ trước nguy cơ kết thúc sự nghiệp. Không còn cái thời đam mê cháy bỏng với manga, giờ đây anh ta không thể nào tìm lại nguồn cảm hứng của ngày nào. Xem đến đây lại nhớ đến Đời thừa của Nam Cao, cũng là câu chuyện của những người làm nghệ thuật, luôn muốn bứt phá, thăng hoa nhưng bất lực trước sự ràng buộc của thực tế. Occupied không có nội dung gai góc, phức tạp hay ẩn dụ như những truyện trên. Cái hay của nó nằm trong việc miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật và dẫn dắt cao trào. Nó tạo ra một câu chuyện vừa bẩn thỉu, tởm lợm, lại vừa sinh động.
- Cuối cùng, Good-bye phác họa chân dung của một cô điếm, sống nhờ bán rẻ thân xác cho những anh chàng lính Mỹ. Những đồng tiền cô ta kiếm được, chịu đựng biết bao sự khinh rẻ của người đời lại bị ông bố già bóc lột. Good-bye có lẽ là manga khó tiêu hóa nhất trong số này, khai thác một vấn đề rất khó chịu và gây sốc. Ý tưởng thì khá hay, nhưng vì xây dựng bối cảnh còn đơn sơ và cao trào chưa tới nên nội dung trở nên khá nông. Nếu đầu tư thêm thời gian để làm rõ tâm lí nhân vật thì sẽ thuyết phục hơn.
Mỗi câu chuyện là một viên ngọc quý. Nó ngắn gọn như một tập anime
episodic, nhưng thâm thúy và chua xót vô cùng. Tatsumi miêu tả một thế giới ảm
đảm, khơi lên tất cả nỗi đau và tuyệt vọng nơi mỗi con người. Trong đó có rất
ít hi vọng, không có cái kết hạnh phúc, không có giải pháp cho sự cô đơn, tất
cả đều bế tắc. Bản thân mình không ủng hộ tư tưởng của Tatsumi nhưng khó mà
trách được. Các tác giả thường bị ảnh hưởng bởi thời đại, thế mới nói làm văn cứ
phải tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác trước. Có ai nói truyện ngắn của Nam Cao không
hay? Nhưng sáng tác vào thời kì trước cách mạng nên cứ luẩn quẩn, không có lối
thoát. Tatsumi cũng vậy, hầu hết các manga trên đều được viết vào những năm 70, khi nền
kinh tế Nhật đi lên và bắt đầu có sự phân hóa xã hội, nên mang một cái nhìn rất
tiêu cực, tăm tối. Xem thì hay nhưng đừng để bị cuốn theo nó.
Nhân vật
Vì là phim tiểu sử nên nhân vật chính không ai khác là tác giả Yoshihiro
Tatsumi. Hình ảnh danh họa hiện lên rất chân thật. Một điều thú vị là bạn sẽ
được thấy Osamu Tezuka trong bộ phim này, được khắc họa bằng một thứ tình cảm
ngưỡng mộ và kính trọng của tác giả như đối với một người thầy, người cha. Các
nhân vật còn lại trong truyện ngắn của ông là những mảnh đời khác biệt nhau, nhưng
đều chung một số phận bế tắc với tất cả những nét u buồn, đơn độc trong đó. Rất
ít cơ hội chúng ta thấy tên giết người, gái mại dâm, những kẻ thất nghiệp… là
nhân vật chính như trong bộ phim này. Họ được miêu tả rất thật, phản ánh đời
sống với những gì đẹp đẽ, xấu xa, với những lí tưởng cao cả, những mong manh,
phù phiếm. Họ mang nét điển hình của con người thời bây giờ với giá trị tố cáo,
châm biếm hiện thực mạnh mẽ.
Hình ảnh
Eric Khoo đã lựa chọn art sát với manga nhất để giữ nguyên phong cách vẽ
của Yoshihiro Tatsumi. Từ những vạch sọc như nét chì khi đổ bóng đến vết chấm
chấm trên trang phục đều như bê từ manga lên, tạo cảm giác như chính tác giả vẽ
nó. Những đường nét to bản trông thô kệch, xù xì như cuộc đời các nhân vật
trong truyện. Anime bắt chước art đơn giản của truyện, hình ảnh chuyển động mà
như tĩnh. Animation hạn chế và thô cứng, nhiều khi tách rời không ăn nhập gì
với cảnh nền. Tuy nhiên cái art này cũng vô tình làm khó khán giả xem phim, đến
mình còn cảm thấy hơi bất mãn. Anime chuyển động quá ít không khác gì manga thì
chuyển thể làm gì, đọc truyện cho khỏe người.
Bộ phim sử dụng hai kiểu phối màu khác nhau, khi kể về cuộc đời Tatsumi thì dùng rất nhiều màu sắc nhưng không tươi sáng, mà phối màu trầm, cổ cổ để tạo không gian hoài niệm của những thập niên trước. Còn khi kể về năm câu chuyện thì rất tiết kiệm, thậm chí có phần chỉ dùng một màu duy nhất hệt như scan truyện tranh ra. Có khi là màu cam buồn thảm trong Hell khi miêu tả sự đổ nát sau vụ nổ bom, có khi đen trắng nhàm chán của cuộc đời anh nhân viên trong Beloved Monkey, có khi xanh tím trong Just a man gợi không khí xã hội lạnh nhạt, hay tông vàng khả ố trong Good-bye. Đến cả Occupied mang tông nâu đỏ gọi là "đậm" nhất, "rực rỡ" nhất để gợi xúc cảm của người họa sĩ, thì tất cả vẫn là những màu sắc cũ kĩ, buồn bã, hoen ố. Trên cái nền đó, những chi tiết đặc biệt được lên màu khác đi tạo nên cảnh tượng rất đắt giá và ấn tượng, ví dụ như vết máu đỏ lòm trong Beloved Monkey, hay ánh đèn vàng xa hoa cám dỗ trong Just a man.
Bộ phim sử dụng hai kiểu phối màu khác nhau, khi kể về cuộc đời Tatsumi thì dùng rất nhiều màu sắc nhưng không tươi sáng, mà phối màu trầm, cổ cổ để tạo không gian hoài niệm của những thập niên trước. Còn khi kể về năm câu chuyện thì rất tiết kiệm, thậm chí có phần chỉ dùng một màu duy nhất hệt như scan truyện tranh ra. Có khi là màu cam buồn thảm trong Hell khi miêu tả sự đổ nát sau vụ nổ bom, có khi đen trắng nhàm chán của cuộc đời anh nhân viên trong Beloved Monkey, có khi xanh tím trong Just a man gợi không khí xã hội lạnh nhạt, hay tông vàng khả ố trong Good-bye. Đến cả Occupied mang tông nâu đỏ gọi là "đậm" nhất, "rực rỡ" nhất để gợi xúc cảm của người họa sĩ, thì tất cả vẫn là những màu sắc cũ kĩ, buồn bã, hoen ố. Trên cái nền đó, những chi tiết đặc biệt được lên màu khác đi tạo nên cảnh tượng rất đắt giá và ấn tượng, ví dụ như vết máu đỏ lòm trong Beloved Monkey, hay ánh đèn vàng xa hoa cám dỗ trong Just a man.
Âm thanh
Bộ phim dùng rất ít nhạc nền, nếu có thì toàn những bài jazz, piano trầm
buồn đến não nề, hoặc rờn rợn tạo sự không khí bất an. Nhưng nó lại rất thành
công trong việc sử dụng hiệu ứng âm thanh. Những bước chân như máy của đám
đông, tiếng máy móc rền rã, tiếng ôn ọe, tiếng bụng đau ọc ọc… thật đến sởn da
gà. Những tiếng động rất bình thường của đời sống khi được lồng ghép vào bộ
phim lấn át nhạc nền, trở thành thứ âm thanh đáng sợ, bất ổn kì lạ.
Song đó chưa phải cái hay nhất mà là khoản lồng tiếng. Phải nói rằng ngoài nội dung câu chuyện ra thì lồng tiếng là phương tiện đắc lực nhất tạo nên cái hồn của Tatsumi. Các seiyuu vào vai rất đạt, không hề có cảm giác diễn hay lên gân như các diễn viên trẻ, mà mang mác nỗi niềm của những con người từng trải. Đặc biệt chính tác giả Yoshihiro Tatsumi đóng vai trò người kể chuyện và hóa thân rất tuyệt vời. Giọng kể của ông vừa ôn hòa, vừa đầy chiêm nghiệm. Những cảm xúc của ông truyền tải qua từng lời hoàn toàn là thật, có khi chan chứa tình cảm khi nói về Osamu Tezuka, có khi rưng rưng như chực khóc khi nhìn lại quá khứ.
Song đó chưa phải cái hay nhất mà là khoản lồng tiếng. Phải nói rằng ngoài nội dung câu chuyện ra thì lồng tiếng là phương tiện đắc lực nhất tạo nên cái hồn của Tatsumi. Các seiyuu vào vai rất đạt, không hề có cảm giác diễn hay lên gân như các diễn viên trẻ, mà mang mác nỗi niềm của những con người từng trải. Đặc biệt chính tác giả Yoshihiro Tatsumi đóng vai trò người kể chuyện và hóa thân rất tuyệt vời. Giọng kể của ông vừa ôn hòa, vừa đầy chiêm nghiệm. Những cảm xúc của ông truyền tải qua từng lời hoàn toàn là thật, có khi chan chứa tình cảm khi nói về Osamu Tezuka, có khi rưng rưng như chực khóc khi nhìn lại quá khứ.
Tổng kết
Tatsumi không phải phim tài liệu, mà là một bộ phim điện ảnh với nhân
vật chính là người họa sĩ. Với sự thể hiện tuyệt vời, Tatsumi đã giành được
nhiều đề cử và 3 lần chiến thắng các giải thưởng quốc tế. Đây chính là sự vinh
danh một tên tuổi lớn của làng manga Nhật Bản. Yoshihiro Tatsumi đã ra đi mãi
mãi để lại niềm tiếc thương to lớn cho hàng trăm ngàn người hâm mộ. Tuy nhiên
những cống hiến của ông đối với thể loại Gekiga nói riêng và ngành công nghiệp
truyện tranh nói chung sẽ mãi được ghi nhận.
Overall: 8
Người viết: Hazy
Nguyen
* Mọi trích dẫn từ bài viết
này xin vui lòng ghi chú nguồn: http://toptenhazy.blogspot.com