- Tên chính thức: Bungou Stray Dogs (Literary Stray Dogs)
- Thể loại: Comedy, Mystery, Action, Seinen, Supernatural
- Studio: BONES
- Năm phát hành: 2016
- Số tập: 12 (Season 1); 12 (Season 2)
- Rating: 5.47 - 6.93 (Anidb); 7.77 - 8.37 (Myanimelist)
Tóm tắt
Cốt truyện xoay quanh Atsushi Nakajima, một thanh niên mồ côi bị đuổi
khỏi cô nhi viện đã nhiều ngày với cái bụng đói meo và không chốn dung thân. Khi
đi dọc bờ sông nghĩ kế kiếm ăn thì cậu tình cờ cứu một người nhảy sông tự tử là Osamu Dazai. Anh ta phát hiện ra năng lực bí ẩn của cậu và mời tham gia Tổ chức
thám tử vũ trang, gồm những người có năng lực siêu nhiên chuyên giải quyết các
vụ án nguy hiểm mà cảnh sát không đối phó được.
Nội dung
Câu chuyện một thanh niên bất ngờ được mời làm việc ở một tổ chức siêu
nhiên không phải là mới, chính BONES có vài anime setting na ná như Kekkai
Sensen, Concrete Revolutio… Song cái thú vị hơn của Bungou Stray Dogs là ở
ý tưởng sáng tạo, kết hợp những yếu tố nghe chừng không mấy liên quan. Cứ tưởng
tượng các nhân vật mang tên các văn nhân nhã nhặn thời xưa, ăn mặc theo mốt thế
kỉ trước nhưng cứ triển súng đạn vèo vèo, xài năng lực thần thông quảng đại quả
khá là kích thích. Những năng lực này còn được gợi cảm hứng từ chính tác phẩm
của họ. Ví dụ nhà văn Atsushi Nakajima có truyện The moon over the mountain (tạm
dịch Mặt trăng trên núi) thì sở hữu khả năng hóa cọp trong những đêm trăng. Hay Osamu Osamu nổi tiếng với tiểu thuyết No Longer Human (Thất lạc cõi người) thì
có thể triệt tiêu năng lực của người khác.
Mặc dù vậy Bungou Stray Dogs chỉ đơn giản là mượn tên các tác giả văn học chứ không có ẩn ý gì sâu xa. Có khi nó liên hệ chính xác thực tế, như việc nhà văn Dazai hay tự tử là có thật. Một số chi tiết thì chém gió, chẳng hạn như ngoài đời Dazai rất hâm mộ Akutagawa nhưng trong anime thì ngược lại. Còn lại hoàn toàn là nhân vật giả tưởng chả động chạm gì tới người thật việc thật. Có thể thấy là Nhật Bản khá thoải mái khi đưa các nhân vật lịch sử lên phim, tha hồ trào phúng bôi bác đủ kiểu. Nó không chỉ làm anime hài hước mà còn giúp người xem hiểu hơn về thế giới văn chương vốn là một phạm trù rất í ẹ. Việt Nam mà chế Nguyễn Du, Nguyễn Trãi kiểu này thì đi đời nhà ma.
Bungou Stray Dogs lấy bối cảnh thành phố cảng Yokohama, vốn xuất hiện nhiều trong phim trinh thám vì sự sầm uất, hiện đại nhưng cũng đầy cám dỗ của nó. Men theo đường phố đông đúc là những con hẻm tối tăm, phơi bày góc khuất xã hội. Mặt tối hiện ra trong anime với những cuộc chiến băng đảng, sự lũng đoạn trong tổ chức, bành trướng của khủng bố, cách quản lí méo mó của chính quyền… Miêu tả nghe dữ dội thế chứ bộ phim mang tông màu tươi sáng, hài hước. Cách đạo diễn rất sinh động, cắt cảnh liên tục cộng thêm comedy và nhân vật ưa làm màu khiến cho anime không dark nổi. Càng về sau thì nội dung nghiêm túc dần đều, những tập hay nhất đều là các tập có gái chết chả biết nên vui hay buồn. Anime còn có mùi fujoshi bait nhưng được xây dựng tương đối tốt, không lộ liễu.
Mang tag seinen nhưng với mình đây vẫn là một bộ shounen, xem vì đánh nhau là chính chứ phần lớn ss1 là episodic chưa có tiến triển gì trong cốt truyện. Thay vì đi sâu vào mâu thuẫn thế giới ngầm thì anime lại quan tâm đến những mystery vụn vặt ngoài lề để giới thiệu dàn nhân vật. Những mystery này lại khá đơn giản, dễ đoán, chưa đến mức cảnh sát phải bó tay. Theo đó thì cách phá án cũng không mấy đặc sắc, các nhân vật hành động theo cảm tính tự nhiên chứ không làm toát lên cách làm việc của một tổ chức thám tử. Về sau có Ranpo tham gia thì cảm giác "thám tử" rõ ràng hẳn, cơ mà ảnh hack plot quá trời. Sang đến tập 3 khi Mafia Cảng xuất hiện tưởng đâu anime bắt đầu đi vào cốt truyện chính, ai dè mấy tập tiếp theo lại quay về con đường episodic, thành ra hết season mà mạch truyện vẫn dậm chân tại chỗ.
Một vài hạt sạn khác là liên kết các tập phim rời rạc, nhiều cảnh máu me không cần thiết, đánh nhau thì không giấu nghề mà cứ phải giải thích cặn kẽ năng lực của mình cho đối thủ nghe mới chịu. Tuy nhiên điểm trừ lớn nhất của bộ này có lẽ là comedy không thích hợp, lúc hay lúc dở. Người xem thì mong đợi cái gì đó bí ẩn, u tối nhưng ss1 lại trình bày theo kiểu hài hước, mà nghiêm túc với hài hước đi với nhau khó lắm. Hễ khi nào câu chuyện đang trở nên nghiêm trọng thì người ta lại chèn vào ngay sau đó một tình tiết nhộn nhộn gây cười, thành ra có cảm giác gượng gạo phá không khí.
Sang season 2, bộ phim mới đi vào sự kiện chính, được chia thành ba arc:
Mặc dù vậy Bungou Stray Dogs chỉ đơn giản là mượn tên các tác giả văn học chứ không có ẩn ý gì sâu xa. Có khi nó liên hệ chính xác thực tế, như việc nhà văn Dazai hay tự tử là có thật. Một số chi tiết thì chém gió, chẳng hạn như ngoài đời Dazai rất hâm mộ Akutagawa nhưng trong anime thì ngược lại. Còn lại hoàn toàn là nhân vật giả tưởng chả động chạm gì tới người thật việc thật. Có thể thấy là Nhật Bản khá thoải mái khi đưa các nhân vật lịch sử lên phim, tha hồ trào phúng bôi bác đủ kiểu. Nó không chỉ làm anime hài hước mà còn giúp người xem hiểu hơn về thế giới văn chương vốn là một phạm trù rất í ẹ. Việt Nam mà chế Nguyễn Du, Nguyễn Trãi kiểu này thì đi đời nhà ma.
Bungou Stray Dogs lấy bối cảnh thành phố cảng Yokohama, vốn xuất hiện nhiều trong phim trinh thám vì sự sầm uất, hiện đại nhưng cũng đầy cám dỗ của nó. Men theo đường phố đông đúc là những con hẻm tối tăm, phơi bày góc khuất xã hội. Mặt tối hiện ra trong anime với những cuộc chiến băng đảng, sự lũng đoạn trong tổ chức, bành trướng của khủng bố, cách quản lí méo mó của chính quyền… Miêu tả nghe dữ dội thế chứ bộ phim mang tông màu tươi sáng, hài hước. Cách đạo diễn rất sinh động, cắt cảnh liên tục cộng thêm comedy và nhân vật ưa làm màu khiến cho anime không dark nổi. Càng về sau thì nội dung nghiêm túc dần đều, những tập hay nhất đều là các tập có gái chết chả biết nên vui hay buồn. Anime còn có mùi fujoshi bait nhưng được xây dựng tương đối tốt, không lộ liễu.
Mang tag seinen nhưng với mình đây vẫn là một bộ shounen, xem vì đánh nhau là chính chứ phần lớn ss1 là episodic chưa có tiến triển gì trong cốt truyện. Thay vì đi sâu vào mâu thuẫn thế giới ngầm thì anime lại quan tâm đến những mystery vụn vặt ngoài lề để giới thiệu dàn nhân vật. Những mystery này lại khá đơn giản, dễ đoán, chưa đến mức cảnh sát phải bó tay. Theo đó thì cách phá án cũng không mấy đặc sắc, các nhân vật hành động theo cảm tính tự nhiên chứ không làm toát lên cách làm việc của một tổ chức thám tử. Về sau có Ranpo tham gia thì cảm giác "thám tử" rõ ràng hẳn, cơ mà ảnh hack plot quá trời. Sang đến tập 3 khi Mafia Cảng xuất hiện tưởng đâu anime bắt đầu đi vào cốt truyện chính, ai dè mấy tập tiếp theo lại quay về con đường episodic, thành ra hết season mà mạch truyện vẫn dậm chân tại chỗ.
Một vài hạt sạn khác là liên kết các tập phim rời rạc, nhiều cảnh máu me không cần thiết, đánh nhau thì không giấu nghề mà cứ phải giải thích cặn kẽ năng lực của mình cho đối thủ nghe mới chịu. Tuy nhiên điểm trừ lớn nhất của bộ này có lẽ là comedy không thích hợp, lúc hay lúc dở. Người xem thì mong đợi cái gì đó bí ẩn, u tối nhưng ss1 lại trình bày theo kiểu hài hước, mà nghiêm túc với hài hước đi với nhau khó lắm. Hễ khi nào câu chuyện đang trở nên nghiêm trọng thì người ta lại chèn vào ngay sau đó một tình tiết nhộn nhộn gây cười, thành ra có cảm giác gượng gạo phá không khí.
- Tập 13-16: Osamu Dazai and the Dark Era
- Tập 17-20: Guild Arc và Double Black
- Tập 21-24: Yin and Yang Arc
Arc đầu tiên chuyển thể từ light novel ngoại truyện do Kafka Asagiri
sáng tác. Điều gì đã khiến Dazai đổi phe và trở thành con người như bây giờ, bốn
tập này sẽ đi sâu vào quá khứ của anh, phác họa một Dazai khác hẳn chúng ta
từng biết. Đây là những tập phim giá trị nhất của cả series, phải nói là lột
xác thành seinen thật sự, cảm giác như thay đạo diễn hay đang xem anime nào
khác vậy. Nó mang tông màu tăm tối, máu me và nghiêm túc hơn rất nhiều ss1. Pacing
được căn cực kì chuẩn, hội thoại có chiều sâu, từng cảnh phim toát lên không
khí căng thẳng, nguy hiểm của chiến trường mafia. Thế giới ngầm hiện lên đúng
bản chất của nó, một hệ thống phức tạp, đầy mưu mô, phản bội, giết chóc, nơi
những mối quan hệ bền chặt hơn bao giờ hết nhưng cũng mong manh tan biến trong
tích tắc.
Qua đây, anime khéo léo đưa ra một cái nhìn sắc sảo về Dazai và công việc của anh ta, vẫn là một thanh niên cuồng tự tử nhưng không phải với cái vẻ hớn hớn tưng tửng như ss1, mà khát khao được chết của một kẻ sống mòn. Anime lộ diện thêm hai nhân vật mới Ango Sakaguchi và Oda Sakunosuke, xây dựng mối liên hệ sâu sắc giữa bộ ba này. Đặc biệt tương tác giữa Dazai và Oda được thể hiện rất thành công, chỉ qua tường thuật của Oda nhưng quá đủ cho người xem hiểu được lý tưởng và bản chất con người họ. Vai phản diện cũng hay nhất trong cả hai mùa, không phải kẻ khoe mẽ năng lực với một động cơ tầm thường nào đó mà sâu xa và bi kịch hơn nhiều. Cường độ phim bắt đầu dồn dập theo dòng sự kiện, các twist được tiết lộ không ngờ tới. Cả về nội dung, nhân vật hay cách dàn dựng các cảnh hành động thì phần này đều vượt trội, đem lại cảm xúc mạnh mẽ cho người xem.
Sau cùng thì chúng ta vẫn phải chia tay với bốn tập này để quay về Guild arc. Nhìn chung nó chả khác gì ss1 ngoài việc có thêm một phe hải ngoại, giới thiệu các nhân vật mới là các tác giả Mỹ, Canada như F.Scott Fitzgerald, Herman Melville, Mark Twain… Xung đột phát triển lớn hơn từ một chiều thành chiến tranh ba chiều giữa Cơ quan thám tử, Mafia Cảng và Guild. Mỗi tổ chức này đều muốn trở thành kẻ trụ lại cuối cùng sau cuộc thanh trừng nhau. Có thủ đoạn, có liên minh, bẫy, bắt cóc, làm màu đủ kiểu, tóm lại là hoành tránh hơn. Vấn đề là nếu như ss1 chuyển thể lề mề thì ss2 lại rush nhiều chi tiết. Pacing không ổn định, trận đánh cuối cùng khá chóng vánh trong khi drama của Kyouka lại kéo dài. Đáp lại cốt truyện tích tụ leo thang trong hai mùa lại là một cái kết ôn hòa huề cả làng, chờ mãi chả thấy ai dẹo làm giảm đi sự kịch tính cũng như chưa thỏa lòng người xem.
Qua đây, anime khéo léo đưa ra một cái nhìn sắc sảo về Dazai và công việc của anh ta, vẫn là một thanh niên cuồng tự tử nhưng không phải với cái vẻ hớn hớn tưng tửng như ss1, mà khát khao được chết của một kẻ sống mòn. Anime lộ diện thêm hai nhân vật mới Ango Sakaguchi và Oda Sakunosuke, xây dựng mối liên hệ sâu sắc giữa bộ ba này. Đặc biệt tương tác giữa Dazai và Oda được thể hiện rất thành công, chỉ qua tường thuật của Oda nhưng quá đủ cho người xem hiểu được lý tưởng và bản chất con người họ. Vai phản diện cũng hay nhất trong cả hai mùa, không phải kẻ khoe mẽ năng lực với một động cơ tầm thường nào đó mà sâu xa và bi kịch hơn nhiều. Cường độ phim bắt đầu dồn dập theo dòng sự kiện, các twist được tiết lộ không ngờ tới. Cả về nội dung, nhân vật hay cách dàn dựng các cảnh hành động thì phần này đều vượt trội, đem lại cảm xúc mạnh mẽ cho người xem.
Sau cùng thì chúng ta vẫn phải chia tay với bốn tập này để quay về Guild arc. Nhìn chung nó chả khác gì ss1 ngoài việc có thêm một phe hải ngoại, giới thiệu các nhân vật mới là các tác giả Mỹ, Canada như F.Scott Fitzgerald, Herman Melville, Mark Twain… Xung đột phát triển lớn hơn từ một chiều thành chiến tranh ba chiều giữa Cơ quan thám tử, Mafia Cảng và Guild. Mỗi tổ chức này đều muốn trở thành kẻ trụ lại cuối cùng sau cuộc thanh trừng nhau. Có thủ đoạn, có liên minh, bẫy, bắt cóc, làm màu đủ kiểu, tóm lại là hoành tránh hơn. Vấn đề là nếu như ss1 chuyển thể lề mề thì ss2 lại rush nhiều chi tiết. Pacing không ổn định, trận đánh cuối cùng khá chóng vánh trong khi drama của Kyouka lại kéo dài. Đáp lại cốt truyện tích tụ leo thang trong hai mùa lại là một cái kết ôn hòa huề cả làng, chờ mãi chả thấy ai dẹo làm giảm đi sự kịch tính cũng như chưa thỏa lòng người xem.
Nhân vật
Phần lớn sự thu hút của tác phẩm đến từ dàn nhân vật đa chiều và phong
phú. Anime dễ gây hứng thú cho khán giả vì những tình tiết bất ngờ không đoán
trước được đến từ những nhân vật này. Dù ở phe chính diện hay phản diện thì họ
luôn rất sinh động, mỗi người một tính không ai giống ai. Dù vậy anime xây dựng
cá tính chưa tới, chả chất như Kekkai Sensen mà chỉ thấy quái quái khác người.
Hầu hết các nhân vật đều một chiều, đơn giản và làm nền là chính, chỉ có một
vài người có sự phát triển như Atsushi, Kunikida, Akutagawa… Với số lượng đông
đảo thì nhiều vai phụ không có screentime xứng đáng, nhất là qua ss2 xuất hiện
thêm chục nhân vật mới cạnh tranh thời gian lên hình. Có những nhân vật được
giới thiệu li kì, có sức mạnh áp đảo như Mafia Cảng, nhưng thực tế các trận
đánh và kế hoạch của họ lại thất bại khá dễ dàng làm giảm đi độ nguy hiểm của họ.
Nhân vật chính trong anime là Atsushi Nakajima, có lẽ là người duy nhất "bình thường" trong dàn cast. Cậu thiếu tự tin về bản thân và luôn mặc cảm bị bỏ rơi. Atsushi có sự phát triển xuyên suốt anime nhờ trải qua nhiều sóng gió và sự tương tác với các nhân vật khác. Có vẻ như nhà làm phim sợ chúng ta quên quá khứ bi đát của cậu, nên thi thoảng nhắc lại vài lần trong một tập đoạn hồi tưởng ở cô nhi viện. Hồi tưởng nhiều tới mức, hễ thấy bóng dáng mấy vị mặc choàng chuẩn bị bài ca "Cút đi thằng vô dụng" là mình lại bất giác thở dài và thấy nản cả người. Ngược lại với Atsushi thì nhân vật Akutagawa Ryuunosuke lại rất mạnh mẽ, luôn muốn khẳng định bản thân và được công nhận. Anime xây dựng sự đối lập mà thống nhất Yin-Yang của bộ đôi này khá thành công. Ở ss2 thì đất diễn còn được chia đều cho Kyouka, nhưng drama của em không hấp dẫn lắm, chúng ta đã gặp nhiều trong A-M rồi.
Nhân vật trụ cột của tác phẩm này không ai khác ngoài Osamu Dazai. Anh ta giống vị thầy giáo nào đó trong Sayonara Zetsubou Sensei coi tự tử là thú vui, phải cái chưa thành bao giờ vì toàn bị phá đám và tiêu chuẩn tự tử hơi bị cao. Ra đi cũng phải nhẹ nhàng thanh thản không muốn bị đau, hơn nữa rủ cho được em gái chết chùm cho có đôi có cặp. Tương tác giữa Dazai với Kunikida và Atsushi khá thú vị, vì hai thanh niên này nghiêm túc nên toàn bị ảnh troll. Anh ta hành động vô tư, xởi lởi nhưng thật ra đều có chủ ý, mọi thứ đã được anh dự đoán và tính toán từng đường đi nước bước. Mỗi lời nói, nụ cười đều ẩn chứa những điều không ai hiểu hết. Một thằng nguy hiểm ra mặt thì đáng sợ, nhưng nguy hiểm ngầm thế này thì càng đáng sợ. Đáng tiếc một chút là anime xây dựng nhân vật này hơi hoàn hảo quá, trời tính không bằng Dazai tính. Anh dễ dàng nắm thóp tất cả các sự kiện, làm cho các cuộc chiến trở nên một chiều và giảm kịch tính, chưa đánh đã biết phần thắng thuộc về phe nào rồi.
Nếu như trong ss1, Dazai tựa như cây hài vui cửa vui nhà thì sang ss2 (bốn tập đầu), anh bộc lộ con người thật. Theo quy luật anime thì vai phản diện hoàn lương sẽ tự dưng phế, còn người bình thường đổi phe thì lên trình hẳn, tổng kết một câu là anh thời làm mafia rất ngầu, cực kì ngầu. Từ cách dạy dỗ đàn em cho đến bộ dạng thách thức trước họng súng kẻ thù đang chĩa vào trán, Dazai toát lên sự lạnh lùng rợn gáy. Mỗi suy tính khôn ngoan, thâm hiểm; hành động thì tàn nhẫn; từng lời nói ra đều khiến người ta không thể không lưu tâm. Một mặt khác anh lại thể hiện cái nhìn nhàm chán và cô độc về thế giới, chứng kiến quá nhiều sự thối nát đến mức vô cảm, cố gắng tìm kiếm một kẻ thù mạnh mẽ để giải thoát anh khỏi chuỗi ngày vô định. Dazai không sống, anh chỉ đang tồn tại. Cho đến khi nhận ra những thứ quan trọng đang dần tuột khỏi tay, Dazai bắt đầu nhận thức về bản thân mình. Những dự cảm ban đầu đã thành sự thật, tình bằng hữu kết thúc trong máu và nước mắt, giờ chỉ còn lại một Dazai bất lực.
Nhân vật chính trong anime là Atsushi Nakajima, có lẽ là người duy nhất "bình thường" trong dàn cast. Cậu thiếu tự tin về bản thân và luôn mặc cảm bị bỏ rơi. Atsushi có sự phát triển xuyên suốt anime nhờ trải qua nhiều sóng gió và sự tương tác với các nhân vật khác. Có vẻ như nhà làm phim sợ chúng ta quên quá khứ bi đát của cậu, nên thi thoảng nhắc lại vài lần trong một tập đoạn hồi tưởng ở cô nhi viện. Hồi tưởng nhiều tới mức, hễ thấy bóng dáng mấy vị mặc choàng chuẩn bị bài ca "Cút đi thằng vô dụng" là mình lại bất giác thở dài và thấy nản cả người. Ngược lại với Atsushi thì nhân vật Akutagawa Ryuunosuke lại rất mạnh mẽ, luôn muốn khẳng định bản thân và được công nhận. Anime xây dựng sự đối lập mà thống nhất Yin-Yang của bộ đôi này khá thành công. Ở ss2 thì đất diễn còn được chia đều cho Kyouka, nhưng drama của em không hấp dẫn lắm, chúng ta đã gặp nhiều trong A-M rồi.
Nhân vật trụ cột của tác phẩm này không ai khác ngoài Osamu Dazai. Anh ta giống vị thầy giáo nào đó trong Sayonara Zetsubou Sensei coi tự tử là thú vui, phải cái chưa thành bao giờ vì toàn bị phá đám và tiêu chuẩn tự tử hơi bị cao. Ra đi cũng phải nhẹ nhàng thanh thản không muốn bị đau, hơn nữa rủ cho được em gái chết chùm cho có đôi có cặp. Tương tác giữa Dazai với Kunikida và Atsushi khá thú vị, vì hai thanh niên này nghiêm túc nên toàn bị ảnh troll. Anh ta hành động vô tư, xởi lởi nhưng thật ra đều có chủ ý, mọi thứ đã được anh dự đoán và tính toán từng đường đi nước bước. Mỗi lời nói, nụ cười đều ẩn chứa những điều không ai hiểu hết. Một thằng nguy hiểm ra mặt thì đáng sợ, nhưng nguy hiểm ngầm thế này thì càng đáng sợ. Đáng tiếc một chút là anime xây dựng nhân vật này hơi hoàn hảo quá, trời tính không bằng Dazai tính. Anh dễ dàng nắm thóp tất cả các sự kiện, làm cho các cuộc chiến trở nên một chiều và giảm kịch tính, chưa đánh đã biết phần thắng thuộc về phe nào rồi.
Nếu như trong ss1, Dazai tựa như cây hài vui cửa vui nhà thì sang ss2 (bốn tập đầu), anh bộc lộ con người thật. Theo quy luật anime thì vai phản diện hoàn lương sẽ tự dưng phế, còn người bình thường đổi phe thì lên trình hẳn, tổng kết một câu là anh thời làm mafia rất ngầu, cực kì ngầu. Từ cách dạy dỗ đàn em cho đến bộ dạng thách thức trước họng súng kẻ thù đang chĩa vào trán, Dazai toát lên sự lạnh lùng rợn gáy. Mỗi suy tính khôn ngoan, thâm hiểm; hành động thì tàn nhẫn; từng lời nói ra đều khiến người ta không thể không lưu tâm. Một mặt khác anh lại thể hiện cái nhìn nhàm chán và cô độc về thế giới, chứng kiến quá nhiều sự thối nát đến mức vô cảm, cố gắng tìm kiếm một kẻ thù mạnh mẽ để giải thoát anh khỏi chuỗi ngày vô định. Dazai không sống, anh chỉ đang tồn tại. Cho đến khi nhận ra những thứ quan trọng đang dần tuột khỏi tay, Dazai bắt đầu nhận thức về bản thân mình. Những dự cảm ban đầu đã thành sự thật, tình bằng hữu kết thúc trong máu và nước mắt, giờ chỉ còn lại một Dazai bất lực.
Dazai là một nhân vật hay, nhưng anh có nhiều đất diễn; còn Oda Sakunosuke
chỉ có bốn tập thôi nhưng thực sự tỏa sáng trong bộ phim này. Oda và Dazai là
bạn có lẽ vì họ giống nhau, giống trong cách nhìn đời, trong sự nhàm chán với
cuộc sống giết chóc. Chỉ có điều Oda đi trước Dazai một bước, anh sớm tìm ra lẽ
sống của mình. Ta thường thấy trong anime, các nhân vật sát thủ ngưng giết người
thì thường là do hối hận dằn vặt quá khứ, hay trải qua mất mát, đau thương nào
đó, ví dụ như Kenshin (Rurouni Kenshin), Vash (Trigun), Emiya (Fate/Zero)... Tuy
nhiên ở đây Oda chẳng cần drama nào cả, cái lí không giết người của anh ta lạ
và thú vị ở chỗ chỉ đơn giản là muốn viết sách, viết về con người. Vậy nhưng
chính sự kiên định với lí tưởng này đã đẩy anh vào bi kịch.
"My throat hurt. I couldn’t breathe. I heard someone screaming. I
realized, because my throat hurt so much, that I was the one who was screaming".
(Cổ họng đau rát, tôi không thở được. Tôi nghe tiếng ai đó đang gào thét. Tôi
nhận ra cổ họng đau như vậy thì người đang gào thét chính là tôi).
Giây phút Oda sụp đổ khi mất đi tất cả có thể nói là khoảnh khắc đắt giá
nhất trong cả bộ phim. Tiếng gào thống thiết xót xa, diễn viên lồng tiếng đã lột
tả sự đau đớn đến tận ruột gan. Từ giờ phút ấy Oda đã mất đi lẽ sống. Một khi
đã giết người thì không có quyền viết về con người, nghe khá vớ vẩn và cố chấp,
nhưng đó là lí lẽ một người giàu lòng tự trọng, yêu cái đẹp, một nhân cách luôn
hướng đến ánh sáng. Oda là người duy nhất chạm đến sự cô độc của Dazai, khiến
anh nhìn đời bằng đôi mắt rộng mở. Những gì Oda được khắc họa trong bốn tập
phim là để phản ánh con người Dazai đã trở thành. Tất cả những gì Dazai đang làm
và thay đổi là vì anh đã gặp người đàn ông này, một người bạn và còn hơn thế.
Đó là tri kỉ. Tiếc một chút là so với hai nhân vật này thì vai trò của Ango
trong bộ ba hơi lép vế.
Hình ảnh
Bungou Stray Dogs sở hữu artwork đẹp, sắc nét pha chút old school. Background
chi tiết, miêu tả đúng tính chất của một thành phố cảng. Thiết kế nhân vật rất độc
đáo và nổi bật, mang phong cách thập niên 40-50 về trước. Mặc dù số lượng nhân
vật đông đảo nhưng ai cũng có nét riêng dễ phân biệt và phù hợp với tính cách
của họ. Đặc biệt mình rất thích trang phục của bộ này, cá tính ưa nhìn nhưng
không rườm rà. Anime sử dụng bảng màu nhiều màu sắc và thay đổi thường xuyên để phù hợp từng hoàn cảnh, làm tôn lên cảm xúc nhân vật một cách hài hòa. Nhất là
những tập quá khứ của Dazai thì mang một tông màu tối gợi không khí u ám, nguy
hiểm hợp rơ với nội dung phim.
Animation thì rất mượt, sử dụng góc quay đa dạng và cắt cảnh ở nhịp độ cao làm các cảnh hành động trở nên mạnh mẽ và kịch tính. Thêm vào đó là các hiệu ứng khi các nhân vật thi triển chiêu thức được lên hình rất hoành tráng ấn tượng. Vẽ biểu cảm và phản ứng nhân vật thì đa dạng và sống động. Tuy vậy một số đoạn về sau action nhiều, chất lượng hình ảnh giảm sút đáng kể. Nhiều cảnh lược khuôn mặt nhân vật nền khi họ ở khoảng cách xa. Có những nhân vật năng lực vốn nhàm chán nên những cảnh chiến đấu cũng trở nên nhàm chán theo.
Animation thì rất mượt, sử dụng góc quay đa dạng và cắt cảnh ở nhịp độ cao làm các cảnh hành động trở nên mạnh mẽ và kịch tính. Thêm vào đó là các hiệu ứng khi các nhân vật thi triển chiêu thức được lên hình rất hoành tráng ấn tượng. Vẽ biểu cảm và phản ứng nhân vật thì đa dạng và sống động. Tuy vậy một số đoạn về sau action nhiều, chất lượng hình ảnh giảm sút đáng kể. Nhiều cảnh lược khuôn mặt nhân vật nền khi họ ở khoảng cách xa. Có những nhân vật năng lực vốn nhàm chán nên những cảnh chiến đấu cũng trở nên nhàm chán theo.
Âm thanh
Soundtrack anime khá đa dạng, sử dụng nhiều giai điệu khác nhau, đặc
biệt trong những cảnh hành động âm nhạc vang lên hoành tráng đẩy mạnh cảm
xúc của người xem. Âm thanh phục vụ tốt cho comedy, ngắt nghỉ đúng thời
điểm. Tuy nhiên với tầm của Taku Iwasaki thì bộ OST này chưa ấn tượng, không có
bản nhạc nào nổi trội đáng chú ý. Hai bài OP nhìn chung sôi nổi, catchy. "TrashCandy" của Granrodeo có khúc dạo đầu hay và metal riffs nghe rất đã tai,
nhưng vào đoạn hát thì na ná nhạc anime thị trường. Còn "Reason Living" - Screen Mode thì nhịp điệu dồn dập bắt tai, song vẫn chưa phải cái gì đó khó
quên. Bài ED2 cũng vậy, mặc dù phần minh họa rất đẹp mắt. Âm nhạc tinh túy nhất
của Bungou Stray Dogs phải kể đến ED1 "Namae wo Yobu yo" của Luck Life,
một ca khúc êm dịu chuyển tải cảm xúc rất tốt cuối mỗi tập phim. Phần hình ảnh
được phối màu ấn tượng, sắc xanh trầm buồn tẻ nhạt của Atsushi đối lập với sắc
đỏ dữ dội của Akutagawa. Thêm vào đó các chi tiết ẩn dụ mối quan hệ giữa Atsushi,
Akutagawa và Dazai đã hoàn thiện vẻ đẹp của Ending này.
Về khoản lồng tiếng, Bungou Stray Dogs hội tụ dàn seiyuu rất hoành tráng, kể sơ sơ có Miyano Mamoru (Dazai), Kana Hanazawa (Montgomery), Sakurai Takahiro (Fitzgerald), Kamiya Hiroshi (Ranpo), Jun Fukuyama (Ango), Akira Ishida (Kyodor)… Các diễn viên thể hiện tốt nhân vật của mình, từ giọng điệu tức giận của Akutagawa cho đến tính phởn phởn của Dazai. Đặc biệt là Suwabe Junichi trong vai Oda đã bộc lộ nhiều cung bậc của nhân vật này, có khi là giọng kể chuyện ôn tồn, có khi tự sự ẩn chứa nhiều nỗi niềm, và nhất là khoảnh khắc gào thét trong bất lực cuối tập ba.
Về khoản lồng tiếng, Bungou Stray Dogs hội tụ dàn seiyuu rất hoành tráng, kể sơ sơ có Miyano Mamoru (Dazai), Kana Hanazawa (Montgomery), Sakurai Takahiro (Fitzgerald), Kamiya Hiroshi (Ranpo), Jun Fukuyama (Ango), Akira Ishida (Kyodor)… Các diễn viên thể hiện tốt nhân vật của mình, từ giọng điệu tức giận của Akutagawa cho đến tính phởn phởn của Dazai. Đặc biệt là Suwabe Junichi trong vai Oda đã bộc lộ nhiều cung bậc của nhân vật này, có khi là giọng kể chuyện ôn tồn, có khi tự sự ẩn chứa nhiều nỗi niềm, và nhất là khoảnh khắc gào thét trong bất lực cuối tập ba.
Tổng kết
Với giá trị giải trí cao và sự nổi tiếng trong cộng đồng fan, Bungou
Stray Dogs đã hoàn thiện một năm rất thành công của BONES. Anime đã tạm khép
lại, khán giả lại háo hức mong đợi một season mới. Lần này nhân vật phản diện khó
nhằn và ấn tượng nhất từ manga sẽ được lên hình, hứa hẹn nhiều cuộc đụng độ máu
lửa hấp dẫn hơn nữa. Nếu vẫn giữ vững phong độ như hiện giờ thì không có gì
đáng lo ngại cho sự thành công của season 3, các bạn hãy đón xem nhé.
Overall: 7 (ss1); 7.5 (ss2)
Người viết: Hazy Nguyen
* Mọi trích dẫn từ bài viết này xin vui lòng ghi chú nguồn: http://toptenhazy.blogspot.com