November 17, 2020

SỰ TIẾN HÓA CỦA NHỮNG ĐÔI MẮT TRONG ANIME

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao các nhân vật trong anime và manga đều có cặp mắt to một cách kỳ lạ chưa? Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về lý do tại sao những cặp mắt to đó trở thành biểu tượng làm nên sự đặc biệt của anime.

Khám phá quá trình tiến hóa của những đôi mắt xuyên suốt chiều dài lịch sử!


Từ trái qua phải: Leo trong Jungle Taitei (Kimba the White Lion), Jungle Taitei (1989), and Jungle Taitei: Yuuki ga Mirai wo Kaeru (Jungle Emperor Leo)

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của anime và manga chính là tạo hình của những đôi mắt: thường rất rất to, có khả năng truyền đạt một lượng lớn thông tin tùy thuộc vào người sở hữu, bộc lộ cảm xúc trong mọi hoàn cảnh mọi tình huống. Và người đi tiên phong mở đường cho phong trào này là ai? Không ai khác chính là  Osamu Tezuka – được xem là ‘ông tổ của anime và manga’. Ngoài việc tạo nên hình mẫu biểu tượng  Atom trong Astro Boy, ông còn là người đã tạo ra Kimba trong Jungle Taitei (ảnh trên) và Kuroo Hazama trong Black Jack, hai tượng đài điển hình.

Osamu Tezuka là người tiên phong cho trào lưu ‘mắt to’ trong anime!


Atom trong Astro Boy (trái), Kuroo Hazama và Pinoko trong Black Jack (phải)

Cũng giống như phải lựa tông giọng từng người để chọn cast cho anime vậy (giọng trầm cho vai phản diện, giọng cao hơn cho vai siêu anh hùng), hay thiết kế kiểu tóc phù hợp, lựa tông màu hợp lý, đôi mắt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hình tượng nhân vật. Việc tạo hình đó góp phần giúp nhân vật bộc lộ được cảm xúc trong mọi phân cảnh, và để đạt tới hiệu quả cao nhất thì phải kể đến tầm quan trọng của đôi mắt. Cảm hứng của Osamu Tezuka về việc vẽ những đôi mắt to, giống như các nhân vật Disney trong phim hoạt hình của Mỹ như Bambi, vịt Donald (thậm chí có một tập trong Black Jack xuất hiện hình ảnh một con nai giống hệt như con nai trong phim Bạch Tuyết của Disney) đã gây ra một làn sóng lớn thời bây giờ, sau đó nhanh chóng được tiếp nhận. Bắt đầu từ người tiên phong Tezuka, sau đó đến  Hayao Miyazaki và cả những designer như Masami Oobari và Takashi Takeuchi.

Hàng loạt các phong cách vẽ mắt trong Anime


Công chúa Nausicaa trong Kaze no Tani no Nausicaä (Nausicaä của thung lũng Gió) (trái) và Kuroo Hazama trong Black Jack (phải)

Các họa sĩ và designer cùng thời với Tezuka sau bước tiến hóa lớn trong nghệ thuật vẽ mắt anime, đã sáng tạo thêm hàng loạt các phong cách khác nhau dựa trên cốt truyện và gu thẩm mĩ riêng. Quan niệm lúc đó là, cảnh phim có thể truyền đạt đầy đủ cảm xúc hay không tùy thuộc vào tạo hình của nhân vật.

Một nhân vật sở hữu cặp mắt to, to thật to thường rất ngây thơ, thích tò mò và nhìn thế giới bằng con mắt lạc quan. Đây cũng được coi là biểu tượng của sự dễ thương, hoặc có lẽ sẽ làm giảm mức độ ‘comic’ của nhân vật (giống ‘ahoge’ ấy). Từ ‘moe’ cũng xuất hiện, chỉ những người (kể cả con trai ở một mức độ nhất định) cực kỳ đáng yêu, vì thể khi đôi mắt được thể hiện theo nhiều cách tùy thuộc cảm xúc của nhân vật, nó dễ dàng gợi lên sự đồng cảm từ người xem.


Shirou Emiya trong Fate/Stay Night: Unlimited Bladeworks (TV) (trái) và Irisviel von Einzbern trong Fate/Zero (phải)


Kakeru Satsuki trong 11eyes (trái) và Nagisa Furukawa trong Clannad (phải)

Một nhân vật sở hữu cặp mắt sắc, nhỏ hẹp nhiều khả năng sẽ có nhân cách ác độc, phóng túng bất cần, hoặc là nhìn thế giới bằng con mắt cực kỳ bi quan. Nếu nhân vật đó được xây dựng theo kiểu có một khía cạnh khác trong tính cách rất ít khi bộc lộ, thì đôi mắt cũng sẽ phản ánh điều đó, như là đột nhiên mở rộng, hay cặp lông mày lúc nào cũng cau có sẽ giãn ra chẳng hạn. Tóm lại, mắt mở càng to, thì càng có khả năng họ sẽ làm điều gì đó tích cực. (?)


Từ góc trên bên trái theo chiều kim đồng hồ: Kirei Kotomine, Gilgamesh, Kiritsugu Emiya, và Archer trong Fate/Zero và Fate/Stay: Unlimited Bladeworks (TV)


Nine trong Zankyou no Terror (Terror in Resonance) (trái) và Nicholas D. Wolfwood trong Trigun (phải)

Thường thì có đến chín trên mười chàng trai xảy ra tình trạng này. Những chàng trai trong anime lúc đầu có cặp mắt to, sau đó sẽ nhỏ dần đi. Mắt nhỏ hơn sẽ khiến tạo cảm giác nghiêm túc, đồng thời – bằng cách nào đó - đánh dấu sự trưởng thành của họ. Cho dù là các chàng trai bị gắn mác ‘moe’ đi chăng nữa, như đã thấy ở trên, độ lớn của đôi mắt họ ít hơn rất nhiều so với phái nữ. Vì con gái thường ngây thơ và dễ thương hơn, đàn ông tất nhiên không thể so với phụ nữ hay trẻ con về độ đáng yêu được. Một số trường hợp hi hữu con gái cũng sở hữu cặp mắt nhỏ hẹp như thế, là khi họ theo phe phản diện, hoặc là quá phá cách.


Nữ hoàng Beryl trong Bishoujo Senshi Sailor Moon Crystal (trái) và Five trong Zankyou no Terror (Terror in Resonance) (phải)

Còn một dạng khác của mắt, cũng được thiết kế để bộc lộ cảm xúc ngoài việc co kéo độ lớn. Ví dụ nhé, một nhân vật nhận được tin sắp tới sẽ tổ chức chuyến dã ngoại tuyệt vời nhất thế giới, mắt người đó sẽ tỏa sáng và có hình ngôi sao lấp lánh để biểu thị sự sung sướng tột độ.


Saber và Shirou trong Fate/Stay Night: Unlimited Bladeworks (TV) (trái), Usagi Tsukino trong Sailor Moon (phải)

Điều này cũng xảy ra nếu các nhân vật đối mặt với người mình yêu mến, mắt họ có thể xuất hiện hình trái tim. Hoặc nếu một nhân vật cực hám tiền nhìn thấy khối tái sản kếch sù, tròng mắt sẽ biến thành hình dollar chẳng hạn. À, cái đầu còn có tên gọi khá là kêu, là hiệu ứng ‘senpai notice me!’


Usagi Tsukino trong Bishoujo Senshi Sailor Moon Crystal và Bishoujo Senshi Sailor Moon

Không chỉ vậy, những cảm xúc đau đớn thể hiện qua đôi mắt cũng có thể khiến người xem như ngạt thở, thường sẽ đi kèm với dòng nước mắt giàn rụa và từng đợt run rẩy không ngừng.


Homura Akemi (trái) và Madoka Kaname (phải) trong Mahou Shoujo MadokaMagica (Puella Magi Madoka Magica)

Nếu tròng mắt của nhân vật đột nhiên mở rộng, hoặc những thứ khác như con ngươi hay viền mắt cũng đột nhiên giãn rộng theo, thì đây là dấu hiệu của sự điên cuồng, bùng nổ, quá sốc, đau đớn đến tột cùng hay hỗn loạn.


Maka Albarn trong Soul Eater (trái) và Rena Ryuuguu trong Higurashi no Naku Koro Ni (When They Cry) (phải)


Từ góc trên bên trái theo chiều kim đồng hồ: Rin Toosaka và Shirou Emiya trong Fate/Stay Night: Unlimited Bladeworks (TV) (trái), Irisviel von Einzbern trong Fate/Zero

Nếu họ đột nhiên cau mày, thì nghĩa là họ đang tức giận hoặc cần tập trung.


Lelouch Lamperouge trong Code Geass: Hangyaku no Lelouch (Lelouch of the Rebellion) (trái), Kiritsugu Emiya trong Fate/Zero (phải)

Nếu đôi mắt trở nên trống rỗng, vô hồn, có thể nhân vật đã hoàn toàn suy kiệt, tuyệt vọng, bị tổn thương đến chết lặng, hoặc do bị tẩy não. Nếu họ khép nửa con mắt, biểu thị rằng họ rất mệt mỏi, cả về thể chất lẫn tinh thần.


Từ góc trên bên trái theo chiều kim đồng hồ: Sakura Matou, Kiritsugu Emiya (Fate/Zero), Ami Mizuno trong Bishoujo Senshi Sailor Moon Crystal, và Usagi Tsukino trong Bishoujo Senshi Sailor Moon

Những đôi mắt biết nói và đặc tả nhân vật

Có hàng trăm những hiệu ứng khác để thể hiện cảm xúc qua đôi mắt, như co rút lại để biểu đạt sự hoảng loạn, vân vân… Nhưng ở đây, mình muốn nói về một trong những thiết kế mà mình thích nhất, đến từ Takashi Takeuchi của công ty Type-Moon, và cũng như đoàn dựng phim của Studio Ufotable trong việc vẽ nên đôi mắt cho nhân vật Kiritsugu Emiya (Fate/Zero). Bắt đầu từ một đôi mắt to tròn, tràn ngập sức sống của tuổi trẻ và ước mơ trở thành người hùng thực thi công lý, cho đến khi mất dần ánh sáng, trở thành đôi mắt lạnh lẽo của một sát thủ, chỉ thỉnh thoảng mới lóe lên chút ấm áp thoáng qua. Đôi mắt ấy như nói lên tất cả. Quá trình biến đổi dưới đây đã thể hiện rõ hiệu quả ấy, và đó cũng chính là lý do tại sao Takeuchi trở thành một trong những họa sĩ yêu thích nhất của mình.







Thấy không? Ban đầu Kiritsugu Emiya thực sự rất đáng yêu với đôi mắt to tròn ngây thơ, nhưng theo thời gian, ánh sáng đó đã dần tan biến.

Cách thiết kế này cũng được áp dụng với con gái anh - Ilyasviel von Einzbern, tạo sự liên kết giữa đứa con trai nuôi Shirou Emiya và ‘anh của tương lai’, Emiya - một linh hồn dũng cảm, Archer – hầu cận của Rin.


Sự thay đổi của Irisviel von Einzbern (trên) và Archer (dưới) trong Fate/Zero

Kết


Ed trong Cowboy Bebop (trái) và Johan Liebert from Monster (phải)

Các bộ anime khác nhau sẽ có cách thiết kế mắt tinh tế khác nhau cho nhân vật chính của mình, nhưng tất cả sẽ có những biểu hiện đặc biệt chỉ có thể có ở anime, giúp người xem nhận biết được ngay đây là một nhân vật thuộc về anime, tách biệt với các loại phim khác.

Nói thêm một chút về đôi mắt của Spike Spiegel (một con mắt là giả - chỉ nhìn thấy những điều trong quá khứ, con mắt còn lại chỉ thấy những điều trong hiện tại), thiết kế này thực sự rất thành công thông qua việc phối hợp màu sắc hợp lý và các nét vẽ.


Từ trái qua phải: Spike Spiegel trong Cowboy Bebop, Hazama Kuroo trong Young Black Jack, và Tima trong Metropolis

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Những thiết kế của manga và anime thực sự mang đầy tính nghệ thuật, là đặc trưng không thể tách rời của loại phim này. Những người như Osamu Tezuka, với sức ảnh hưởng lớn lao, đã thổi hồn vào những đôi mắt đó, như mang cả cuộc đời mình qua những ánh nhìn vậy.

Nguồn: MAL

Người dịch:

*Mọi trích dẫn từ blog này xin vui lòng ghi rõ nguồn Toptenhazy 

Back To Top